Monday, April 22, 2013

Tây Thi Bí Sử

Cùng nhau bình luận, cho tư tưởng sau khi xem đi nào!!


Vừa xem xong 1bộ phim đầy lâm li bi đát, có phần hơi sai so với lịch sử. Chúng ta cùng bình luận về 1 số nhân vật chính của phim nhé!


Phù Sai (Fuchai) - vua nước Ngô thời Xuân Thu.

Nước Ngô còn được gọi là State of Wu và thời Xuân Thu của TQ năm xưa gọi la The Srping and Autumn Period of Ancient China.













Ông vua này theo như lịch sử nói thì đúng là 1 anh hùng, nói chung cũng khá giỏi; trong thời Xuân Thu cũng có 1 khoảng thời gian ngắn tạo được uy danh bá chủ thời Xuân Thu. Nhưng đó là chỉ với sự giúp sức của trung thần Ngũ Tử Tư. Tuy nhiên trong phim này thì Phù Sai lại là 1 người đa mưu túc kế, còn có phần hơn hẳn Ngữ Tử Tư. Lịch sử kể rằng sau khi Phù Sai được hiến cho Tây Thi thì mải ham vui hưởng lạc bỏ bê chiều chính và không phải 1 vị vua có chiều sâu! Tuy nhiên trong phim lại cho Phù Sai là người biết chừng mực, biết tiến biết lui, thích Tây Thi đấy nhưng không có vẻ gì là mê đắm mê đuối cả. Phim lại còn lôt tả Phù Sai là người có chiều sâu và là người tình cảm, tốt bụng. Điều này thì hơi bị sai sự thật!


Nhân vật Phù Sai được nam diễn viên quen thuộc Mã Cảnh Đào (Steve Ma) đảm nhận. Đương nhiên là anh thể hiện nội tâm rất giỏi.

Nói về tạo dáng nhân vật thì nhân vật đẹp trai, mạnh mẽ. Lột tả được khí khái nam nhi, bậc đế vương. Nhưng khác xa với lịch sự thật ở chỗ đạo diễn không cho ông vua này lại đam mê tửu sắc, chìm đắm trong ca vũ nhạc múa. Chỉ là dừng ở cái sự "thương hoa tiếc ngọc" như Phù Sai đã nói trong phim thôi!







Tuy có bị dư luận chê là hiện đại hóa quá so với sự thật nhưng trang phục triều chính và cả trang phục đánh quân của Phù Sai đều đẹp và hùng dũng.







Chỉ có 1 điều duy nhất là tóc của Phù Sai, nhìn như 1 bó rơm đen được buộc lại đằng sau.... Nhìn rõ ràng là không phù hợp với thời Xuân Thu bấy giờ. Lại thêm làn da ngăm của














Tây Thi (Xi Shi) - 1 trong tứ đại mỹ nhân của TQ thời xưa.

Là 1 người con gái con của người buôn trà, được sinh ra và lớn lên ở chân núi Nhã Na thuộc nước Việt thời bấy giờ (State of Yue).

Hình ảnh Tây Thi vẫn còn được phác họa sau mấy ngàn năm. Được nói là sống thời 770-476 Trước Công Nguyên. Tuy nhiên sự có mặt của cô ta trong cuộc chiến Việt Ngô hay không thì vẫn còn lá 1 dấu chấm hỏi lớn. Vì Sử Ký lừng danh của Tư Mã Thiên là bộ ghi chép đầy đủ nhất về lịch sử TQ lại không có nhắc đến nàng ta.








Vai Tây Thi do Ô Tĩnh Tĩnh đảm nhiệm. Thành thật mà nói thì cô nàng không phải là đẹp khuynh nước khuynh thành như trong sự kỳ vọng của khán thính giả kể cả tôi. Tuy nhiên phải công nhân là cô nàng lột tả được 1 phần của sắc đẹp của Tây Thi, trong đó có nét đẹp của sự hồn nhiên ngây thơ.




Lịch sử và thơ của Lý Bạch ca ngợi rằng Tây Thi là 1 người con gái yêu nước, sẵn sàng hy sinh vì nước Việt của cô. Ban đầu phim, Tây Thi còn thể hiện được là lòng trung yêu nước và dân của mình. 1 phần nào đó của lịch sử viết rằng cô yêu Phạm Lãi và dụ dỗ Phù Sai cho quên hết chính sự để nước Việt có cơ hội trở mình.



Tuy nhiên Tây Thi này tuy dễ thương hiền lành nhưng cứ bơ bơ, dửng dưng với mọi chuyện thế nào ấy... Không dụ dỗ mà cũng không bày kế hoạch. Có lẽ đạo diễn muốn thay đổi nhân vật lịch sử và làm thần thánh hóa nhâ vật hơn. Trong lịch sử Tây có vẻ là 1 mỹ nhân sắc nước hương trời nhưng đồng thời cũng lại rất thông minh, có phần sống 2 lòng (vì tình yêu với Phạm Lãi).

Nhưng Tây Thi trong phim này thì lại hoàn toàn khác, hơi có vẻ dằn vặt vì mình là thần dân nước Việt nhưng lại đi giúp giặc. Nhưng cái chính vẫn là cô này thì hiền dịu và 1 lòng yêu Phù Sai, chứ không có âm mưu tính toán. Cứ như Phù Sai trong phim nói "trong Tây Thi thì chỉ hoàn toàn có chữ tình mà thôi... không đa mưu, không đấu đá, không tính toán." Nhân vật được thể hiện theo cách mọi chuyện sống theo phương châm "cứ để mọi sự tự nhiên... thiện có thiện báo, ác có ác báo."

Thật ra diễn xuất của cô Ô Tĩnh Tĩnh này cũng được, chỉ có điều là cô ta nên để thêm 1 tý cảm xúc nữa vào trong nhân vật, chứ cứ để bơ bơ thế thì không tạo được ấn tượng sâu! 

Trong lịch sử thì sau khi quân Việt tấn công Ngô thì Phạm Lãi sau khi giúp Việt vương hoàn thành tâm nguyện thì trốn đi. Còn Tây Thi thì không ai rõ tông tích nữa, do đó người đời cho nàng 3 kết thúc:

1) là nàng và Phạm Lãi cao chạy xa bay, sau làm nghề buôn thành đạt.
2) khi quân Việt tràn vào Phù Sai hối hận đã không nghe lời Ngữ Tử Tư năm xưa nên tự vẫn. Do đó Tây Thi cũng nhảy xuống hồ tự vẫn theo chồng.
3) khi quân Việt thắng lơi, Việt nương ganh tỵ với Tây Thi sẽ thay thế chức của mình nên đã sai người dìm nàng xuống nước cho chết đi.

Còn trong phim thì đạo diễn vì đã gán chi Tây Thi cái chữ "tình" ban đầu đến nước Ngô để dụ dỗ Phù Sai mà báo thù nhưng sau đó Tây Thi đã thật lòng yêu Phù Sai và không mong muốn quân Việt báo thù. Thôi thì đã là hình tượng cao cả ấy rồi thì gái đã có chồng và chồng chết vì mình thì không thể nào theo người yêu cũ được. Cho nên đạo diễn đã tặng cho nàng 1 cái chết là ôm đầu Phù Sai cùng món đồ của ông ấy và nhảy xuống thành tự vẫn trong niềm vui được về thế giới bên kia với người mình yêu

Thãm quá!!


Phạm Lãi (Fan Li) - là nước Sở, sau này đến nước Việt phò tá Việt vương.

Là nhân vật mưu trí có thật trong lịch sử TQ thời Xuân Thu.


Phạm Lãi thì đúng là 1 người anh hùng, 1 lòng trung thành với Việt vương, cho dù được Ngô vương mấy lần gạn hỏi về chuyện bỏ Việt phục vụ Ngô. Nếu Phạm Lãi mà nhận lời thì há chẳng phải là người thấy nạn mà bỏ, bỏ rơi quân vương đi tìm cái lợi sao?


Trong sách truyện có viết rằng Phạm Lãi gặp Tây Thi trong lúc Văn Chủng tuyển mỹ nữ hiến cho Ngô vương. Nhưng trong phim này thì Phạm Lãi và Tây Thi lại quen biết nhau từ lâu trước khi đến Ngô quốc và cũng đã từng động phòng với Tây Thi được 1 nửa.


Trần Hạo Dân diễn xuất vai Phạm Lãi rất thành công nhưng có phần hơi yếu nhược. Tuy nhiên đó cũng là 1 phần nào của lịch sử rằng Phạm Lãi là người liệu tính như thần, đa mưu túc kế, nhưng lại có phần nguy hiểm. Sẵn sàng hy sinh người con gái mình yêu nhất để đặt giang sơn xã tắc lên hàng đầu.






Trong phim thì Phạm Lãi vẫn giữ trọn tình yêu cho Tây Thi. Vai diễn này hoàn toàn xuất sắc, đã lộttả được nội tâm nhân vật lịch sử này. Có muốn nhưng cũng không được, phải đè nén. Nhân vật Phạm lãi mang theo tâm trạng lúc nào cũng phải thận trọng đè nén.






Câu Tiễn (Gou Jian) -vua nước Việt, Việt vương


Ông vua này thì sử sách ghi lại có người ca tụng nhưng cũng có người lên án. Ca tụng vì biết nhẫn nhịn, kể cả chịu nhục để có ngày phục hưng nhưng cũng lên án vì tính cách ông ta. "Chỉ có thể cùng chung hoạn nạn chứ không thể cùng chung lạc phúc." Đồng thời ông ta cũng là 1 con người nhỏ nhen, hay tính toán và để bụng.




Thật ra thì đạo diễn cũng cho ông này vào vai quá xuất sắc trong vai ông vua bại trận chịu nhục đủ điều rồi khi thắng trận bỗng nhiên quoay ngoắt lại vớ những lời đã từng hứa năm xưa.








Trịnh Đán (Zheng Dan) - là gái Việt được cử sang Ngô quốc chung với Tây Thi.

 Nhân vật Trịnh Đán này cũng bị đạo diễn cho xa rời với truyện chính gốc của TQ. Trịnh Đán chính cống thì cũng đẹp không kém Tây Thi, cũng yêu nước, cũng xả thân vì nước.... Nhưng cô Trịnh Đán trong phim thì mưu mô, độc ác, sẵn sàng giết những ai ngăn cản cô ta đến với chức vị Hoàng Hậu của Ngô vương. Điều này làm xấu đi hình ảnh thật sự của Trịnh Đán trong truyện sử.

 
 Trịnh Đán mà đạo diễn dựng lên có phần khá bôi nhọ. Trịnh Đán thật trong truyện bị giết chết vì những thế lực trong cung và là 1 người con gái cố gắng sức mọn để mong có ngày phục quốc và được trở về nước. Còn trong khi Trịnh Đán này thì đanh đá, có phần lả lơi... Hết mộng làm Hoàng Hậu Ngô quốc, rồi nếu không thành thì mộng làm phi nước Việt nếu như Ngô thất thế, rồi còn có lời lả lơi với Phạm Lãi... Bôi nhọ nhân vật lịch sử quá đi!!

Lời Kết:

Nói chung là trong bộ phim Tây Thi Bí Sử này có thể đánh giá 3 nhân vật đóng đạt nhất và thể hiện được chính là Phù Sa, Phạm Lãi và Câu Tiễn.

Phù Sai thì dù sao cũng là do đạo diễn làm cho hiện đại hóa, bắt buộc nhân vật phải thế.
Phạm Lãi thì thực sự là 1 bầy tôi trung thành đa mưu túc trí.
Câu Tiễn thì quá tội nghiệp đến mức nham hiểm.

Chỉ có kết thúc thì đạo diễn lại thích kiểu Romeo & Juliet, cho Tây Thi chết theo chồng... thảm ghê!